ĐIỂM DANH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KHÓ THỞ CẦN THẬN TRỌNG

Khó thở thường xuyên và kéo dài không phải là bệnh mà nó là triệu chứng thường gặp có liên quan đến bệnh lý nhất định. Vậy, nguyên nhân gây khó thở là gì và nên làm như thế nào khi gặp tình trạng này? 

1. Như thế nào là khó thở

Khó thở (hụt hơi) có thể gặp ở bất cứ ai, không kể độ tuổi. Khi gặp hiện tượng này, bạn sẽ cảm thấy thiếu oxy, mệt mỏi, gặp khó khăn về hô hấp, ngực đau tức, thở đứt quãng. Tùy nguyên nhân gây khó thở ở từng người mà mức độ và tần suất lặp lại, kéo dài của hiện tượng khó thở sẽ có sự khác nhau. Có người chỉ bị khó thở vào một thời điểm nào đó nhưng có người lại kéo dài mãi không khỏi.

Bị khó thở trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng

Bị khó thở trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng

2. Các nguyên nhân gây khó thở không thể bỏ qua

Xác định đúng nguyên nhân gây khó thở là cách duy nhất để điều trị hiệu quả tình trạng này. Thông thường, khó thở là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

2.1. Viêm phổi

Sự xâm nhập của các loại vi nấm, vi khuẩn, virus vào trong phổi gây nên viêm phổi. Người mắc bệnh lý này thường có triệu chứng khó thở, ho, mệt mỏi, thở dốc, buồn nôn, đau ngực,… Nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây nên biến chứng tràn dịch màng phổi, có vi khuẩn trong máu, áp xe phổi, suy hô hấp,…

2.2. Hen suyễn

Đây là bệnh phổi mạn tính do đường thở bị viêm và hẹp. Khi đường dẫn khí bị viêm nhiễm sẽ sản sinh ra chất nhầy. Triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn là khó thở, ho, thở khò khè, thở gấp.

2.3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là COPD. Khi mắc bệnh lý này, không khí ra vào phổi rất khó khăn nên người bệnh gặp tình trạng thở gấp, mệt mỏi, thở khò khè, ho có nhiều đờm, sụt cân, mệt mỏi,…

2.4. Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong các nguyên nhân gây khó thở và là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến sự sống. Bệnh lý này là kết quả của tình trạng tăng sinh không kiểm soát tế bào bất thường trong mô phổi. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi tương đối thấp.

Một trong các nguyên nhân gây khó thở vô cùng nguy hiểm chính là ung thư phổi

Một trong các nguyên nhân gây khó thở vô cùng nguy hiểm chính là ung thư phổi

Người bị ung thư phổi thường có triệu chứng: hơi thở ngắn, thở khó, thở khò khè, ho dai dẳng, thở gấp, khàn tiếng, đau ngực, đau xương, ho ra máu, sụt cân.

2.5. Tràn khí màng phổi

Bệnh tràn khí màng phổi có liên quan với sự xuất hiện không khí giữa màng phổi và phổi một cách bất thường khiến cho một phần hoặc toàn bộ chức năng của phổi bị suy giảm.

Triệu chứng điển hình của tràn khí màng phổi là ra mồ hôi nhiều, hơi thở ngắn, ngực đau tức đột ngột. Người có tiền sử tràn khí màng phổi thì không nên lặn sâu hoặc đi máy bay cho đến khi đã được điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

2.6. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch phổi. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là huyết khối tĩnh mạch sâu. Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển thuyên tắc phổi là: béo phì, gãy xương chân hoặc hông, ung thư,…

Người bị thuyên tắc phổi thường có triệu chứng đau ngực, hồi hộp, hơi thở ngắn, ho ra máu, bắp chân sưng tấy,…

2.7. Bệnh tim mạch

Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây khó thở thường gặp. Triệu chứng này đặc biệt rõ rệt ở người có bệnh nền như nhồi máu cơ tim, phù phổi. Các bệnh lý tim mạch khác thì triệu chứng khó thở ít rõ ràng hơn.

Người bị suy tim mạn tính rất dễ gặp hiện tượng khó thở. Thậm chí có trường hợp dù đã điều trị tích cực nhưng triệu chứng này vẫn không thể khỏi ngay được.

2.9. Bệnh lao

Lao chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, là bệnh lý có tính chất truyền nhiễm mạnh mẽ. Người bị lao phổi tiến triển thường gặp tình trạng thở gấp, khó thở, mệt mỏi, sốt, ho có máu, giảm cân đột ngột, đổ mồ hôi nhiều vào buổi đêm,…

Người bị lao phổi thường xuyên khó thở và ho kéo dài

Người bị lao phổi thường xuyên khó thở và ho kéo dài

3. Phương hướng xử trí khi bị khó thở

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó thở nên không phải mọi trường hợp mắc phải triệu chứng này đều xuất phát từ cùng một bệnh lý. Khó thở có thể diễn tiến cấp hoặc mạn tính. Với trường hợp khó thở cấp tính như dị vật đường thở, tràn khí màng phổi, thuyên tắc động mạch phổi,… thì người bệnh cần được cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm đến sự sống.

Trường hợp khó thở mức độ nhẹ cần theo dõi triệu chứng đi kèm, tần suất lặp lại, mức độ khó chịu khi khó thở,… để ghi nhớ các hiện tượng gặp phải sau đó nên sớm đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Việc làm này sẽ giúp người bệnh được thực hiện các kiểm tra cần thiết để đánh giá nhịp thở, đường thở, tuần hoàn nhằm xác định đúng tình trạng bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được thực hiện các chẩn đoán hình ảnh (nếu cần), các xét nghiệm liên quan, điện tim,… để tìm kiếm bất thường ở tim có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở.

Các trường hợp nguyên nhân khó thở xuất phát từ bệnh lý tim mạch lại càng không thể chủ quan vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sự sống. Chỉ khi được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì người bệnh mới biết được nguyên nhân khiến mình khó thở và được điều trị hiệu quả.

Khi đã được chẩn đoán xác định nguyên nhân gây khó thở, người bệnh cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đã đưa ra, tuyệt đối không nên tự tìm cách chữa trị.

Chuyên khoa Tim mạch, Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ thăm khám uy tín các bệnh lý liên quan đến triệu chứng khó thở. Chuyên khoa hội tụ đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao; được đầu tư hệ thống máy móc y tế hiện đại, nhờ đó có thể phát hiện chính xác nguyên nhân gây khó thở để tìm ra phương án điều trị tối ưu cho người bệnh.

Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/diem-danh-cac-nguyen-nhan-gay-kho-tho-can-than-trong

Thẻ:

Bài viết liên quan