C3.2 – Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn

CHƯƠNG C3. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Y TẾ

C3.2 – Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn

MứcBậc thang chất lượngBệnh viện tự đánh giáĐoàn đánh giá
11.      Máy tính trong bệnh viện không kết nối được với mạng internet.
22.      Có cán bộ CNTT trình độ từ trung cấp trở lên.
23.      Bệnh viện có máy tính kết nối mạng internet, cho phép nhân viên có khả năng truy cập mạng internet.
24.      Triển khai ít nhất hai phân hệ phần mềm quản lý nghiệp vụ và chuyên môn.
35.      Có phòng/tổ CNTT hoặc có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT có trình độ từ cao đẳng hoặc đại học về CNTT trở lên.
36.      Xây dựng hệ thống máy tính nối mạng nội bộ và ứng dụng phần mềm quản lý chuyên môn trên mạng nội bộ.
37.      Áp dụng các phần mềm quản lý chuyên môn, hoạt động tại các khoa/phòng.
38.      Có các phân hệ phần mềm sau:
3a.      Quản lý số liệu thống kê bệnh viện;
3b.      Quản lý người bệnh nội, ngoại trú;
3c.      Kê đơn điện tử cho người bệnh ngoại trú;
3d.      Quản lý viện phí, thanh toán bảo hiểm y tế;
3e.      Quản lý xuất, nhập thuốc.
49.      Có cán bộ chuyên trách phụ trách CNTT có trình độ đại học đúng chuyên ngành trở lên.
410. Bệnh viện có các phân hệ phần mềm sau:
4a.      Quản lý người bệnh nội, ngoại trú;
4b.      Kê đơn điện tử cho người bệnh nội trú;
4c.      Quản lý kê đơn thuốc;
4d.      Quản lý xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh;
4e.      Quản lý tài chính – kế toán;
4f.       Quản lý nhân sự;
4g.      Quản lý hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị bệnh viện;
4h.      Quản lý Đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Nghiên cứu khoa học;
4i.        Quản lý hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị bệnh viện.
411. Có phần mềm kết nối các máy y tế (số hóa nối mạng từ máy y tế đến bác sỹ, điều dưỡng) như máy chẩn đoán hình ảnh (MRI, CT-scanner, CT-conbeam, Pet-CT); siêu âm, máy xét nghiệm hóa sinh, huyết học, miễn dịch, dị ứng, máy đọc kháng sinh đồ; máy thăm dò
412. Toàn bộ các khoa/phòng đều được nối mạng nội bộ và sử dụng thống nhất một phần mềm duy nhất (hoặc nếu sử dụng nhiều phần mềm cần có phương thức trao đổi dữ liệu tự động kết nối giữa các phần mềm server inter-change và giao thức HL-7).
413. Đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu của các khoa/phòng và máy móc, trang thiết bị y tế.
414. Phần mềm CNTT có thể kết xuất các chỉ số một cách trực tiếp.
415. Tiến hành rà soát theo định kỳ (hoặc nghiên cứu, đánh giá) về phần mềm và việc ứng dụng CNTT, có phát hiện các lỗi, vướng mắc cần khắc phục.
516. Có thiết kế phần mềm phân tích thông tin theo thời gian (một giai đoạn hoặc tại một thời điểm bất kỳ) và tự động đưa ra kết quả dưới dạng bảng, hình vẽ, biểu đồ hoặc các dạng hình ảnh khác.
517. Quản lý toàn bộ các hoạt động chuyên môn hồ sơ, bệnh án bằng công nghệ thông tin.
518. Áp dụng y bạ điện tử cho người đến khám bệnh.
519. Có áp dụng bệnh án nội trú điện tử tại một số khoa lâm sàng.
520. Quản lý toàn bộ hoạt động bệnh viện bằng CNTT.
521. Có sử dụng chứng thực điện tử trong các hồ sơ, bệnh án, chỉ định, xét nghiệm, đơn thuốc biên lai… (chữ ký điện tử/vân tay/mã số… có thể được truy cứu và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý).
522. Áp dụng kết quả rà soát (hoặc nghiên cứu, đánh giá) vào việc cập nhật, chỉnh sửa phần mềm và cải tiến chất lượng hoạt động của hệ thống CNTT.

Bài viết liên quan