E1.1 – Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh

CHƯƠNG E1. TIÊU CHÍ SẢN KHOA

E1.1 – Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh

(Bệnh viện không áp dụng)

Mức

Bậc thang chất lượngBệnh viện tự đánh giá

Đoàn đánh giá

11.      Không có bác sỹ chuyên khoa sản, kể cả chuyên khoa sơ bộ/định hướng.
12.      Không có hộ sinh trung cấp trở lên.
23.      Có bác sỹ chuyên khoa sản (chuyên khoa sơ bộ/định hướng hoặc cao hơn).
24.      Có hộ sinh trung cấp trở lên.
25.      Có phòng khám phụ khoa riêng với đầy đủ các trang thiết bị cơ bản (theo quy định của Bộ Y tế), có bục lên xuống bàn khám.
26.      Có phòng thủ thuật riêng biệt.
37.      Có bác sỹ chuyên khoa sản cấp I (hoặc thạc sỹ về chuyên khoa sản) trở lên.
38.      Tỷ lệ hộ sinh có trình độ cử nhân trở lên chiếm ít nhất 30% tổng số hộ sinh của khoa sản (hoặc của tổng các khoa sản trên toàn bệnh viện chuyên khoa)*.
39.      Có triển khai thực hiện kỹ thuật mổ đẻ (mổ lấy thai) mang tính thường quy.
310. Có góc sơ sinh trong phòng đẻ (hoặc có đơn nguyên sơ sinh riêng biệt và cao hơn).
411. Có đơn nguyên/khoa sơ sinh riêng biệt trong bệnh viện, đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Bộ Y tế.
412. Có bác sỹ chuyên khoa sản cấp II (hoặc tiến sỹ về chuyên khoa sản) trở lên.
413. Tỷ lệ hộ sinh có trình độ cử nhân trở lên chiếm ít nhất 40% tổng số hộ sinh của khoa sản (hoặc của tổng các khoa sản trên toàn bệnh viện chuyên khoa)*.
514. Tỷ lệ hộ sinh có trình độ cử nhân trở lên chiếm ít nhất 50% tổng số hộ sinh của khoa sản (hoặc của tổng các khoa sản trên toàn bệnh viện chuyên khoa)*.
515. Tỷ lệ bác sỹ sản khoa tham gia đầy đủ đào tạo liên tục trong năm chiếm từ 70% trở lên (trong số các bác sỹ sản khoa).
516. Trưởng hoặc phó khoa sản (hoặc có ít nhất 1 người trong ban giám đốc đối với bệnh viện chuyên khoa sản) có trình độ chuyên khoa II hoặc tiến sỹ về sản khoa.
517. Có khoa/trung tâm chuyên sâu về phụ sản (trung tâm sản bệnh, trung tâm hỗ trợ sinh sản…).

Bài viết liên quan